Tâm sự cùng nhau-Cùng chia sẽ thông tin
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tâm sự cùng nhau-Cùng chia sẽ thông tin

Hãy tâm sự những gì mà bạn đang và sẽ nghỉ đến nó. Hãy chia sẽ những thông tin mà bạn biết đến mọi người
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Đoạn đời buồn thiếu phụ bán hoa

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 93
Join date : 07/06/2010

Đoạn đời buồn thiếu phụ bán hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Đoạn đời buồn thiếu phụ bán hoa   Đoạn đời buồn thiếu phụ bán hoa EmptyTue Jun 08, 2010 4:53 pm

Hơn 10 năm chung sống vợ chồng, chị chưa từng được chồng thủ thỉ những lời yêu thương mà toàn những thông tin nhất thiệt về tướng số, hàn vi, bùa phép mà chồng nghe được từ những… bợm nhậu. Nhiều đêm, cả phòng trong Trung tâm Yên Bài đang yên giấc thì nghe có tiếng thét “ma, ma!” – đó là lời mê sảng của chị Nguyễn Thị Thuyết. Những cơn mơ kéo dài liên tục triền miên từ những tháng ngày sống trong sợ hãi với những câu chuyện cõi âm của chồng đến những lần đi khách ở quán cà phê gội đầu trá hình. Giờ đây, cô đang mơ về một thế giới bình yên sống vui vẻ cùng hai đứa con còn ngây dại.

Suýt bán con vì muốn làm giàu

Ở làng chài Cổ Đông (Ba Vì – Hà Nội) quanh năm tép cá nuôi nhau không đủ sống, Thuyết phải bỏ học sớm để đi làm nuôi các em. Nhà có mấy sào ruộng cằn cỗi luôn mất mùa do mưa bão liên miên nên từ khi lên 8 tuổi, Thuyết phải cùng mẹ đi cấy thuê, gánh gạch cho các chủ lò ven sông. Cơ thể không được ăn đủ chất, lại luôn phải oằn mình gánh nặng trên đôi vai gầy nên nhìn Thuyết mới ngoài 20 tuổi nhưng nhan sắc và làn da không được tươi tắn như các bạn cùng trang lứa.

Bên dòng sông Hồng thơ mộng chốn quê, Thuyết thầm yêu trộm nhớ Hải – một chàng trai khỏe mạnh có mồm mép nhưng hay la cà quán xá, còn trẻ mà nghiện thuốc lá nặng và cực kỳ gia trưởng. Ngày đầu mới quen nhau, Thuyết và Hải hay ngồi bờ sông tâm sự nhưng sau một cuộc nhậu, Hải mò mẫm đến nhà Thuyết chơi rồi lèm bèm những lời khó lọt tai: “Cái chỗ chúng ta hay ngồi tâm sự ấy trước kia có một người đàn bà uất chồng rồi tự tử nên giờ chuyển chỗ mới. Chỗ tìm hiểu nhau cũng khá quan trọng cô Thuyết à, tôi không muốn sau này chúng ta chia ly như gia đình cô gái kia”. Nghe người yêu lảm nhảm những lời vừa mơ hồ, vừa khó tin, Thuyết gật đầu cho qua rồi nghĩ bụng “rượu nói chứ anh ấy có nói đâu”. Hôm sau, Thuyết hỏi hàng xóm thì không có việc đó. Có lẽ trong lúc chén tạc chén thù với nhau, các bợm nhậu đã thêu dệt vụ tự tử đó để đánh vào cái thói mê tín của Hải.

Nhưng dự cảm của người mẹ đẻ cũng làm Thuyết có những xáo động. Bà cho rằng một người lúc nào cũng tin vào những lời quán xá chẳng đâu vào đâu như Hải thì rất hay nổi khùng và nóng nảy. Nếu lấy nhau bữa trước bữa sau cũng xảy ra chuyện cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Hải quý con người Thuyết vì theo anh dù Thuyết có hơi xấu một chút nhưng lại là cô gái ngoan hiền nên Hải ưa. Tính từ ngày quen nhau đến lúc chung một giường nằm, đôi trai gái mới trải qua 2 tháng tìm hiểu. Nhà gái muốn có thêm thời gian để tìm hiểu xem “giống má” nhà Hải rồi mới quyết định cho cưới. Nhưng Thuyết tin vào tình yêu với Hải, dù có khó khăn thế nào thì hai người cũng giải quyết được để đến được với nhau. Đám cưới điền viên giữa hai họ cũng diễn ra kết thành trăm năm cho đôi trai gái.

Cưới nhau về nhưng của hồi môn của hai người chỉ là mấy sào ruộng nên ít lâu sau Hải lên đường vào Nam làm ăn. Tuy chỉ bốc vác thuê cho chủ hàng trong đó nhưng tháng nào Hải cũng tằn tiện gửi tiền về cho vợ nuôi con. Qua bức thư viết tay, Thuyết mới thấy chồng mình làm ăn được nhưng tính khí ngày một thay đổi. Lá thư nào cũng vậy, Hải kể đầu đuôi mọi việc diễn ra trong tháng nhưng cuối thư Hải vẫn nhắc lại chuyện xưa: “Giá mà chúng ta sinh con trai đầu lòng thì anh phất lên mây. Mấy đứa bạn anh trong này bảo anh phải có con trai thì các cụ mới phù hộ cho”. Thuyết cũng thừa hiểu anh con trai nào mà chả thích con trai đầu lòng. Nhưng đến lá thư thứ 8 thì Hải ghi đậm một câu: “Bán con lên chùa đi em, nếu không là năm nay anh làm ăn thất bát đấy. Chúng mình có thể sinh nhiều đứa con khác mà”. Cầm lá thư, Thuyết vội vàng gọi con đang chơi ngoài sân vào nhà ôm khóc nức nở. Cô chỉ nói: “Đừng xa mẹ, con nhé” làm đứa bé không hiểu, tưởng mẹ bị sao nên cũng khóc toáng lên. Những lá thư sau không thấy Thuyết biên lại, Hải đâm nghi nên tức tốc về quê xem rõ thực hư.

Một cuộc cãi lộn giữa Thuyết và Hải đã làm inh ỏi cả xóm nghèo. Trong cơn đỏ mặt, Hải càng cho thấy mình đã quá tin lời các bà xem bói tướng đường phố. Chỉ vì muốn giàu sang mà bán cả đứa con của mình dứt ruột đẻ ra. Thuyết cắn răng chịu đựng nghe những lời cay nghiệt được Hải xả thẳng vào mặt vợ. Thuyết ôm con van lạy Hải. Bà con lối xóm can ngăn và có lời khuyên nên Hải cũng nguôi cơn giận. Ngủ lại một đêm với gia đình, hôm sau Hải tức tốc vào Nam để “khỏi nhìn thấy cảnh mẹ con mà mất lộc làm ăn”.

“Không bao giờ đi con đường này nữa”

Hải tuy mê tín nhưng vẫn gửi tiền về nhà cho vợ con, nhờ thế mẹ con Thuyết cũng đỡ đần phần nào. Rồi đứa con trai cũng chào đời. Hải mừng quýnh vì giờ đây được nở mày nở mặt với hàng xóm. Từ ấy, những trận đòn “khẩu ngữ” của Hải cũng ít đi. Anh đã khen vợ biết sinh con trai.

Một buổi chiều đương ngồi chơi với các con, Thuyết ngẩng mặt lên thì trước mặt là chồng mình. Anh kể rằng do đi xem bói năm nay được lộc làm ăn nên Hải dồn hết vốn vào mở quán làm ăn với một người bạn. Nhưng sau một thời gian thu gom một số tiền lớn, bạn làm ăn của Hải cao chạy xa bay để lại sau lưng cái quán cà phê vô chủ. Thẫn thờ trước công sức bao năm chắt bóp giờ đội nón ra đi. Hải như người say trong cơn cuồng loạn. Chán đời, Hải lao vào những cơn chè chén bét nhè với bạn nhậu. Cứ mỗi lần say, Hải lại thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với Thuyết. Vẫn thói quen ngày nào. Hải vẫn tục tĩu bổ vào mặt vợ những lời mắng nhiếc thậm tệ. Triền miên suốt 2 tháng trời sau ngày bị lừa một vố đau, Hải ngày càng bê tha hơn. Hải đòi ly dị để sống độc thân theo như lời bà bói. Bà bói cho biết Hải phải sống độc thân nuôi con trai thì mới có cơ may làm ăn khấm khá. Như dầu đổ thêm vào lửa mê muội, Hải viết đơn ly dị và mặc cho Thuyết hết lời khuyên nhủ hãy thương lấy hai đứa trẻ còn đang tuổi ăn học. Giờ tan đàn xẻ nghé thì chúng sẽ thiếu tình cảm dạy dỗ của cả bố lẫn mẹ.

Trước quyết tâm của Hải, Thuyết đành ký. Cuộc tình 6 năm chung sống cũng đã đến hồi kết thúc. Hải đuổi thẳng Thuyết ra khỏi nhà: “Mày về nhà mẹ đẻ mày mà ăn, tao không có hơi nuôi mày”. Đứa con gái thì theo mẹ, đứa con trai ở lại với bố. Thuyết còn trẻ lại nghĩ mình có thể làm nhiều việc nên cô quyết định xuống Hà Nội làm thêm, con gái để bố mẹ đẻ nuôi. Ở chốn phồn hoa đô thị, thứ gì Thuyết cũng lạ lẫm. Ngày đầu xuống thủ đô, Thuyết bơ vơ hết ngồi vỉa hè lại ra công viên ngồi xem có ai thuê mướn gì thì làm. Thuyết gia nhập đội quân lao động chân tay. Việc gì cô cũng làm, cốt là cho đủ hơn 20 ngàn/ngày đủ 2 bữa ăn giá rẻ và mua chỗ ngủ 5.000 đồng/đêm. Một hôm, đương ngồi đợi người thuê làm, Thuyết giật mình thon thót bởi một cái vỗ đánh đét của ai đó. Một bà trung tuổi má phấn môi son đầy mặt rỉ vào tai Thuyết: “Về nhà tôi có nhiều việc làm đấy”.

Theo chân người đàn bà lạ, Thuyết vào một căn nhà rộng rãi như một cung điện. Bà ta đặt điều kiện muốn thuê Thuyết giúp việc gia đình với lương tháng 1 triệu đồng, ăn ngủ tại nhà chủ luôn. Đương lúc vất vơ giữa chốn đất khách quê người, Thuyết vội vàng đồng ý mà không hề yêu cầu gì. Những ngày đầu, Thuyết chăm chỉ dậy sớm nấu ăn sáng cho cả nhà rồi làm những việc của một ôsin. 2 tháng đầu, cô gửi 1 triệu về cho bố mẹ để nuôi con ăn học. Bà chủ cũng có vẻ quý Thuyết và hứa hẹn sẽ tìm tấm chồng khít đôi vừa lứa cho Thuyết. Cô càng chăm chỉ giúp việc nhà hơn, chưa có ai tốt với Thuyết như bà chủ. Một hôm, bà gọi Thuyết lên phòng khách đang tập trung nhiều người, trên bàn bày la liệt tiền, vàng, đô la. Bà chủ quát: “Thuyết! Mày có lấy cái nhẫn kim cương của tao không? Tao cất trong cái hộp này, hôm qua lấy ra nhân kỷ niệm 20 năm ngày cưới nhưng chẳng thấy, mày không lấy thì ai lấy vào đây nữa?”.

Thuyết nói không lấy nhưng trước sức ép và điệu cười thét ra lửa của bà, Thuyết đành nghe theo yêu cầu của bà. Nếu cô không chịu nhận đã lấy kim cương thì bà sẽ gửi giấy về địa phương loan tin rằng Thuyết đi ở ăn trộm đồ của nhà chủ. “Hổ chết để da, người chết để tiếng”, cô không muốn mình ô nhục bởi thói hư đó. Thuyết nhắm mắt ký biên nhận “đã vay” của bà chủ 20 triệu đồng, làm không công trong vòng 2 năm cho nhà chủ mới được về quê.

Đó chỉ là cớ để bà đưa Thuyết vào vòng xoáy của thế giới bán hoa mà bà đang làm chủ. Trong suốt nhiều năm ở nhà bà, Thuyết không hề biết bà chủ làm nghề gì, chỉ biết bà là chủ một chuỗi các nhà hàng ăn uống. Sau một thời gian đủ để Thuyết quên dần vụ “đổi trắng thay đen”, bà ta đã nói thật với Thuyết đang cần gái cho chuỗi nhà hàng trá hình của mình. Những năm trước, biết Thuyết đang cần việc nên bà vẫn “om” phục vụ việc nhà sau đó sẽ “dùng dần”. Đã bao tháng nay, Thuyết ong đầu vì khoản nợ vô hình kia nên cô nhắm mắt nghe theo lời dỗ ngon dỗ ngọt của bà chủ.

Làm được ít tuần thì cái động “xay thịt” của bà chủ Thuyết bị công an triệt phá. Thuyết cùng hơn chục cô gái được đưa vào Trung tâm Giáo dục lao động Yên Bài. Tại đây, thế giới hoàn lương đang mở ra trước mắt Thuyết. Nhưng nỗi khốn cùng về người chồng mê mẩn những thần thánh cõi âm đã làm tan nát một gia đình khiến Thuyết không thể vượt qua. Và đêm đêm, trong bóng tối lờ mờ, thỉnh thoảng Thuyết vẫn bị ám ảnh bởi những câu chuyện ma mãnh của chồng mình. Những giọt nước mắt đã tuôn rơi nhiều trên gối và còn rất lâu nữa tâm hồn Thuyết mới được yên bình như ngày còn son sắt tuổi xuân.
Về Đầu Trang Go down
https://tamsu.catsboard.com
 
Đoạn đời buồn thiếu phụ bán hoa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những kỷ lục buồn của gái “bán hoa”
» Nhát dao oan nghiệt đoạn tuyệt 15 năm vợ chồng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tâm sự cùng nhau-Cùng chia sẽ thông tin :: Linh tinh :: Tá lả...Tạp bí lù...Thập cẩm...(HOT)-
Chuyển đến